Ở bài trước đây mình đã đề cập đến sự khó chịu của một tác vụ rất thường xuyên và đơn giản là Tạo tập tin mới trong một thư mục khi duyệt các tập tin bằng Finder trên macOS. Bài viết này ghi chép về cách mình tạo tác vụ bổ xung trong Finder để có tập tin mới theo thói quen.
hệ điều hành
Ghi chép: Kinh nghiệm, thủ thuật, dùng MacOS
Mình đã chuyển sang MacOS sau 16 năm sử dụng Linux, bắt đầu từ 2004 dùng song song với Windows và từ 2006 chính thức sử dụng Linux là hệ điều hành chính trên máy tính đến nay (12.2022).
Bài viết này là cảm nhận của cá nhân mình và tổng hợp ghi chép lại quá trình sử dụng cũng như việc chuyển đổi từ Linux sang MacOS.
Hướng dẫn cài đặt Emoji có màu sắc trên Arch Linux
Trên các nền tảng riêng biệt như Windows, MacOS, Android, iOS… thì các biểu tượng Emoji luôn rất đẹp, nhưng đối với Linux thì sử dụng emoji đặc biệt là các emoji có màu sắc lại là vấn đề lớn. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách cài đặt và cấu hình để có các emoji có màu sắc trên các hệ thống Linux.
Cài đặt Arch Linux cho Laptop ASUS K450LD
Tôi mới chuyển sang laptop ASUS K450LD, đây là một laptop tầm trung, phù hợp với các công việc bình thường, chơi đa phương tiện và một số trò chơi vừa phải hoặc cũ. Tuy nhiên việc cài đặt Arch Linux lên nó không hề dễ dàng gì do nó sử dụng công nghệ Optimus của NVIDIA gây khá nhiều rắc rối khi cấu hình hiển thị, âm thanh; ngoài ra nó sử dụng Touchpad mới chưa có driver nên cần phải update BIOS để sử dụng như một chuột dây cắm ngoài.
Nội dung bài viết tập trung chủ yếu vào xử lí các vấn đề trong quá trình cài đặt và cấu hình hệ thống mà không đi sâu chi tiết vào việc cài đặt. (Xem thêm Hướng dẫn cài đặt hệ điều hành Arch Linux)
Arch Linux: Thủ thuật, xử lý lỗi, vấn đề người dùng cuối
Nội dung của bài viết nêu những vấn đề, thủ thuật khi sử dụng Arch Linux, mang tính chất ghi chép hơn là bài viết. Khi nào có thời gian mình sẽ sắp xếp và biên tập lại nội dung cho phù hợp.
Vài suy nghĩ về Google Nexus 4
Trong thời gian gần đây, các thông tin về Google Nexus 4 luôn nóng, luôn được bàn đến ở rất nhiều chủ đề, tin tức khác nhau. Có thể nói đây là một trong những thiết bị sử dụng Android phiên bản mới nhất, có cấu hình gần như mạnh nhất hiện nay hơn nữa giá rất cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại (thông qua hệ thống cửa hàng Play Store chỉ hỗ trợ ở một số quốc gia nhất định, với các quốc gia khác, giá tương đương với các sản phẩm cùng loại)
Tuy nhiên, không hiểu do cố ý hay dự đoán về sản lượng của thiết bị này không chính xác nên kể từ thời điểm ra mắt vào 13/11/2012 và bán chính thức từ ngày 03/12/2012 đến nay lượng hàng rất khan hiếm. Hầu như lượng hàng bán tại các quốc gia được Play Store hỗ trợ đều hết trong vòng 5 – 20 phút hơn nữa thời gian giao hàng kéo dài một cách bất thường (người dùng được đền bù bằng việc Google hỗ trợ – trả lại tiền vận chuyển). Nhiều người tự hỏi không hiểu Google đang có vấn đề gì xảy ra? Ngay cả người đại diện của cả hai công ty là Google và LG đều đưa ra các lý do rất chung chung, thậm chí là phủ nhận lỗi từ phía mình như LG nói rằng “sản lượng máy Nexus 4 vẫn thực hiện đúng theo đơn hàng, không có chuyện quá tải” còn Google thì lại giải thích “nguồn cung cấp thất thường“…
Bài viết này không nói sâu về kỹ thuật hay công nghệ mà Google Nexus 4 đang có, tôi chỉ muốn nói về thái độ của người dùng, nhất là người dùng Việt Nam đối với sản phẩm này.
Hướng dẫn cho người mới sử dụng hệ điều hành Android
Hệ điều hành Android™ đã trở thành một trong những hệ điều hành dành cho các thiết bị di động phổ biến hàng đầu thế giới trong thời gian gần đây. Những nhà sản xuất đã ra mắt rất nhiều mẫu máy sử dụng hệ điều hành Android, từ phân khúc phổ thông cho đến cao cấp giúp người sử dụng có thể dễ dàng lựa chọn điện thoại phù hợp với túi tiền của mình. Một vấn đề thường xảy ra khi chuyển sang một điện thoại mới nhất là một hề điều hành mới thuộc dòng điện thoại thông minh, đó người dùng thường phải tìm hiểu mày mò cách sử dụng, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn một số kiến thức cơ bản về hệ điều hành Android này.
Hướng dẫn cài đặt hệ điều hành Ubuntu 10.10
Tôi đã chuyển sang sử dụng Ubuntu từ khá lâu mặc dù bản thân có đầy đủ mã đăng kí (giấy phép sử dụng) của hệ điều hành Microsoft Windows 7 Professional, Microsoft Office 2007 Ultimate, Adobe Acrobat X Pro… có lẽ sức hấp dẫn của Linux, đặc biệt là Ubuntu đã khiến tôi gần như “bỏ rơi” Windows 7 gần một năm nay. Thực ra tôi đã thử khá nhiều bản phân phối khác nhau trước khi quyết định sử dụng Ubuntu, mặc dù Linux Mint hấp dẫn tôi với một giao diện bắt mắt cùng với tính ổn định và thời gian phát triển phân phối cho cộng đồng gần như tương tự Ubuntu nhưng cuối cùng tôi vẫn chọn Ubuntu vì bản phân phối (distro) này được hậu thuẫn bởi Canonical – một công ty tư nhân do Mark Shuttleworth sáng lập năm 2004 với mục đích hỗ trợ các dự án nguồn mở đồng thời thành lập Quỹ Ubuntu nhằm phát triển và phổ cập Ubuntu một cách rộng rãi nhất có thể đảm bảo cho tôi một bản phân phối ổn định nhất trong một thời gian dài nhất có thể.
Trước mắt, tôi cần một bản phân phối ổn định, ít khả năng rủi ro, cộng đồng sử dụng và hỗ trợ lớn, dễ dàng tìm kiếm thông tin và cách xử vấn đề khi gặp phải trong quá trình sử dụng bởi vì việc tự xây dựng một bản phân phối Linux phù hợp với nhu cầu cá nhân là một điều không thể, tốn thời gian và thật ngu ngốc vì xây dựng nên từ con số không để làm lại công việc của rất nhiều người khác đã làm xong.
Có thể Ubuntu chưa phải là một bản phân phối tốt nhất, có ảnh hưởng nhất đến người dùng bởi mỗi người tiếp cận một cách khác nhau về một vấn đề, tuy nhiên Ubuntu thực sự dễ dùng, dễ cài đặt, dễ làm quen đối với những người mới. Giống như đa số các bản phân phối phổ biến khác của Linux, bộ cài đặt Ubuntu chỉ bao gồm trên một đĩa CD hơn nữa đĩa CD này có thể khởi động và dùng thử như một bản cài đặt hoàn chỉnh Ubuntu với một vài hạn chế về tốc độ và quản lý dữ liệu người dùng. Bạn có thể dễ dàng dùng thử Ubuntu với một thao tác hết sức đơn giản là khởi động từ đĩa CD đồng thời có thể kiểm tra tính tương thích với phần cứng trên máy tính của bạn.
Mac OS Leopard hỗ trợ tiếng Việt tốt hơn với Unikey
Phiên bản mới nhất của hệ điều hành này hỗ trợ tiếng Việt tốt hơn nhiều những phiên bản trước, nhất là phương pháp gõ tiếng Việt 😡 với tính năng mới này bạn gần như không cần phải có thêm chương trình gõ tiếng Việt như Unikey for Mac bời vì nó đã được tích hợp thẳng vào hệ điều hành rồi, việc gõ tiếng Việt bây giờ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết; chỉ cần chọn và gõ mà thôi 🙂
10 điều cần biết trước khi cài đặt HĐH Leopard
Apple vừa cho ra mắt chính thức HĐH OS X Leopard với “hơn 300 tính năng mới”. Vậy có nên cài đặt Leopard ? Bạn chưa tìm hiểu kỹ càng về hệ điều hành mới Mac OS X Leopard, chỉ nghe hình như có một phần mềm backup mới … và ứng dụng iChat gì đó ?? Vậy thì sau đây là 10 điều bạn nên biết trước khi quyết định có sử dụng Leopard hay không.
1. Leopard có thể chạy tốt trên những máy tính cũ với điều kiện chúng không quá “cổ lỗ sĩ”.
Leopard có thể chạy trên những máy Intel, Mac G5 và G4 có bộ vi xử lý tốc độ từ 867MHz trở lên. Bạn có thể thử cài đặt trên những máy Mac không quá cũ, nhưng bạn sẽ không có hiệu ứng Core Animation hay các hiệu ứng “màu mè” khác. Và quá trình khởi động cũng như shutdown tốn khá nhiều thời gian so với HĐH Tiger, nhưng bù lại có nhiều tính năng hơn.