Mac OS X v10 on Intel PC – Hoàn toàn có thể!

Bài viết này được chuyển lên trên khi có cập nhật thông tin mới

Nigel có bài viết về các phần mềm trên Mac nên quyết định đóng góp thêm , tớ hiện đang dùng PC Dual Boot: Windows XP + Mac OS X Tiger,:”> sắp tới khi chạy mượt mà hơn tớ sẽ chuyển nó lên con Laptop biến nó thành Other MacBook . Có rất nhiều vấn đề khó khăn khi chuyển sang Mac OS nhưng với style đầy quyến rũ, môi trường hệ thống gần như miễn nhiễm với virus, hơn nữa giá thành thật sự rẻ hơn Windows XP đầy chát và đắng của bác Bill là lý do chính đáng nhất để xài Mac Os chứ, trong quá trình sử dụng ai có ý kiến gì cùng chia xẻ với nhau nhé

I. Đôi lời
Có thể nói Mac là một cái gì đó rất riêng, nó song hành cùng Windows với đầy vẻ khác biệt, từ phần cứng đến hệ thống đồ hoạ và phần mềm, cho dù thiệt thòi về ứng dụng nhưng cái người dùng được hưởng là giá cả phù hợp, cấu hình cao, đồ họa tuyệt vời với tôn chỉ “Trắng tinh và trong suốt”, các hệ thống Mac rất phù hợp với chế bản đồ họa, thiết kế ấn tượng, trang nhã với màu trắng đặc trưng. Hệ điều hành Mac OS dựa trên nền Linux cho bạn sự an toàn hơn hẳn với Windows
II. Cài đặt
Mac OS chỉ có thể cài bằng cách Boot từ DVD, hiện có một vài bản patch dành cho PC. Trước khi tải về bạn cần chắc rằng CPU của bạn hỗ trợ PAE, SSE2, SSE3; có thể kiểm tra nó bằng CPU-Z nếu không thì bạn nên từ bỏ hy vọng sử dụng nó trên PC :
Yêu cầu cần có

  1. Đĩa DVD cài đặt có tích hợp bản vá cho Intel và AMD CPU, cái này có rất nhiều trên các mạng P2P mọi người có thể tự kiếm
  2. Phân vùng HDD trống khoảng 10GB để sử dụng vì sau khi cài xong bạn không thể sửa lại bằng các chương trình DOS hay Windows
  3. HDD ATA, từ phiên bản 10.4.6 Mac OS mới nhận được ổ SATA nên nếu bạn có ổ SATA thì cần có bản Mac OS 10.4.6 về sau mới cài được

Mac OS không cần yêu cầu bạn phải có HDD Partition Primary mới boot được, tớ cài trên phần Logical vẫn vô tư. Quá trình cài đặt rất đơn giản, cho DVD vào boot như cài Windows, chỉ có 2 chú ý nhỏ là trước khi setup nhớ xài Utility->Disk Utilily để mount phân vùng cho Mac bằng cách Erase nó theo định dạng Mac OS Extended (Journaled) , tiếp theo nhớ chọn Customize để cài bản vá cho Intel và AMD CPU tương ứng, chờ khoảng 1h để quá trình cài đặt hoàn tất
Để Boot đồng thời cả XP và Mac X rất dễ dàng, không giống như trên OSX86Project sử dụng Acronis OS

Chain0

Selector gặp nhiều rắc rồi, có một cách rất đơn giản để có được điều này là copy file chain0 và ổ cài XP của bạn sau đó thêm dòng

C:chain0=”Mac OS X”

vào file boot.ini để có thêm tùy chọn Dual Boot

III. Sử dụng

Khi đăng kí trực tuyến, nếu bạn có tài khoản iTunes thì nên chọn email trùng với tài khoản này để có thể truy cập iTunes Online

Trong lần đầu tiên khởi động, Mac X sẽ yêu cầu bạn hoàn tất đăng kí, cứ đăng kí bình thường nhưng chọn không dùng .Mac là được, đăng kí nó sẽ giúp bạn truy cập được một số dịch vụ miễn phí của .Mac
Sử dụng Mac OS cũng có nghĩa là bạn cần từ bỏ các thói quen từ trước trong Windows.

  1. Thao tác với bàn phím
    Ma Book Keyboard Layout
    Ma Book Keyboard Layout

    Tiếp xúc với bàn phím của Mac sẽ khiến bạn gặp đôi chút khó chịu. Trước hết là Apple chỉ cho bạn một phím xóa trái {Backspace} mà không có phím xóa phải {Delete} và được gọi chung là “Delete”, để xóa phải tức là dùng đúng chức năng của nó thì bạn cần phải bấm kèm thêm tổ hợp Fn + BackSpace điều này gây khá nhiều bực mình cho người sử dụng, nhất là các biên tập viên và nhà văn. Từ lâu thế giới đã thừa nhận bàn phím của IBM là tiêu chuẩn phù hợp và phổ biến rộng rãi nhất. Vì sao Apple lại không chấp nhận tiêu chuẩn đó? Có lẽ là vì chưa có ai thực sự kêu ca về bàn phím Apple.
    Bạn nên sử dụng phần mềm miễn phí Preference Pane có tên gọi Double Command do Michael Baltaks viết để khắc phục sự bất tiện này. Sử dụng chương trình này bạn có thể biến đổi một phím thành phím Delete. Giữ phím Function (chức năng) và ấn phím muốn chuyển đổi có ký hiệu gạch chéo, bạn sẽ không bị mất chức năng đó. DoubleCommand cũng cho phép bạn chuyển tổ hợp phím Shift-Delete thành phím xoá sau. Còn có nhiều tuỳ chỉnh khác có thể bạn cũng sẽ thích
    Trong trường hợp bạn có laptop mà không cắm chuột ngoài hãy lưu ý: MacBook không có phím chuột phải vì vậy bạn nên cố gắng học thuộc các phím tắt cho trình đơn chuột phải khi gặp trường hợp này :-ss

    Tất nhiên nếu bạn dùng các hệ điều hành khác thì điều này quả là nực cười và khó chịu nhưng cũng đừng quá để tâm bạn cũng cần hiều rằng mỗi một thế giới đều có một quy tắc riêng sử dụng Windows gây ra một lối mòn suy nghĩ về các hệ điều hành trong bộ não chúng ta :p, đôi khi nó chưa hợp lý bây giờ và chúng ta sẽ thay đổi nó trong tương lai
  2. Bàn phím UK
    Sử dụng bàn phím UK có nhiều thuận tiện hơn so với US {bản thân tớ cũng đang dùng }, tuy nhiên Mac OS X không hỗ trợ phần cứng này, để vẫn tiếp tục dùng nó bạn có thể sử dụng {tạm gọi là drive} British Fixed.keylayout để thay đổi định nghĩa bàn phím. Copy nó vào /Library/Keyboard Layouts sau đó vào System=>Preferences=>International=>Input Menu và chọn “British (@”|’~ fixed)”

    British Fixed.keylayout

  3. Sử dụng các phím đặc biệt của Windows
    Các phím Ctrl, Alt, Shift sẽ khác biệt trong Mac OS X, bạn nên thay đổi nó trong System Preferences=>Keyboard & Mouse=>Keyboard=>Modified Keys theo thứ tự

    Caps Lock: Option, Control: Command, Option: Option, Command: Control

    để có thể sử dụng nó giống như bình thường Ctrl+A là chọn tất chẳng hạn

To be continous…~o)

2 thoughts on “Mac OS X v10 on Intel PC – Hoàn toàn có thể!”

  1. Mình cài xong Mac trên PC rồi, rất nhanh và không lỗi gì, chủ yếu là cài sound không nhận, chán vậy đó, bác nào cho cái hướng dẫn em cài driver cho card sound được không? Sound on Board của Intel đó

  2. em muốn tải mac os 10 trở lên vì HDD sata 2. Ai post dùm một link lên đây hay gởi qua mail dùm em thành thật cảm ơn.

Comments are closed.