Xây dựng hệ thống LAMP

Cài đặt LAMP trên Ubuntu

Xây dựng hệ thống LAMP
Xây dựng hệ thống LAMP

LAMP là từ viết tắt của Linux, Apache, MySQL, PHP (đôi khi còn là Perl, Python) thành phần chủ yếu để xây dựng được máy chủ Web. Mặc dù lúc đầu tất cả các thành phần trên không được thiết kế và phát triển để làm việc tương hợp với nhau nhưng theo thời gian sự gắn kết các thành phần trở thành một giải pháp máy chủ Web chủ yếu do chúng miễn phí, mã nguồn mở, dễ dàng thích nghi và khả chuyển trên hầu hết các môi trường khác nhau như Windows (WAMP), Mac (MAMP), Solaris (SAMP)…
Việc cài đặt một hệ thống LAMP trên Ubuntu trong bài viết này không nhằm mục đích xây dựng một máy chủ có khả năng phân phối nội dung qua Internet, mục đích chủ yếu dành cho cá nhân hay sử dụng để thử nghiệm các dự án cá nhân trên môi trường Linux đúng nghĩa của LAMP.

Đọc tiếp→

Cài đặt và nâng cấp phần mềm trên Ubuntu

Bổ xung máy chủ nguồn (repository) để tăng tốc độ cập nhật và cài đặt phần mềm trên Ubuntu

Hầu hết, quá trình cài đặt phần mềm hay cập nhật hệ thống trên Ubuntu đều sử dụng kết nối internet. Việc này giúp người dùng luôn tiếp cận được với các phiên bản ổn định nhất của phần mềm thông qua máy chủ phân phối chính thức của Ubuntu nhưng cũng có hạn chế nhất định đối với những người dùng có kết nối hạn chế hoặc không có kết nối internet, vấn đề này có thể khắc phục một phần bằng cách tải về các bộ đóng gói phần mềm sẽ được đề cập trong thời gian tới.

Một điều rất dễ nhận thấy là khi bạn cài mới hệ điều hành Ubuntu xong là bạn sẽ nhận được thông báo cập nhật hệ thống với một dung lượng khá lớn trên dưới 100MB. Nếu bạn có một kết nối nhanh và ổn định thì vấn đề này thật sự quá đơn giản, tuy nhiên nếu bạn có một kết nối hạn chế hoặc ở vị trí quá xa so với nơi đặt máy chủ phân phối của Ubuntu dẫn đến việc cập nhật và cài phần mềm mới trở nên khó khăn thì khi đó giải pháp bổ xung máy chủ phân phối tại địa phương hoặc gần nơi bạn sống sẽ là một phương án tối ưu.

Đọc tiếp→

Hệ điều hành Ubuntu 10.10

Hướng dẫn cài đặt hệ điều hành Ubuntu 10.10

Tôi đã chuyển sang sử dụng Ubuntu từ khá lâu mặc dù bản thân có đầy đủ mã đăng kí (giấy phép sử dụng) của hệ điều hành Microsoft Windows 7 Professional, Microsoft Office 2007 Ultimate, Adobe Acrobat X Pro… có lẽ sức hấp dẫn của Linux, đặc biệt là Ubuntu đã khiến tôi gần như “bỏ rơi” Windows 7 gần một năm nay. Thực ra tôi đã thử khá nhiều bản phân phối khác nhau trước khi quyết định sử dụng Ubuntu, mặc dù Linux Mint hấp dẫn tôi với một giao diện bắt mắt cùng với tính ổn định và thời gian phát triển phân phối cho cộng đồng gần như tương tự Ubuntu nhưng cuối cùng tôi vẫn chọn Ubuntu vì bản phân phối (distro) này được hậu thuẫn bởi Canonical – một công ty tư nhân do Mark Shuttleworth sáng lập năm 2004 với mục đích hỗ trợ các dự án nguồn mở đồng thời thành lập Quỹ Ubuntu nhằm phát triển và phổ cập Ubuntu một cách rộng rãi nhất có thể đảm bảo cho tôi một bản phân phối ổn định nhất trong một thời gian dài nhất có thể.

Trước mắt, tôi cần một bản phân phối ổn định, ít khả năng rủi ro, cộng đồng sử dụng và hỗ trợ lớn, dễ dàng tìm kiếm thông tin và cách xử vấn đề khi gặp phải trong quá trình sử dụng bởi vì việc tự xây dựng một bản phân phối Linux phù hợp với nhu cầu cá nhân là một điều không thể, tốn thời gian và thật ngu ngốc vì xây dựng nên từ con số không để làm lại công việc của rất nhiều người khác đã làm xong.
Có thể Ubuntu chưa phải là một bản phân phối tốt nhất, có ảnh hưởng nhất đến người dùng bởi mỗi người tiếp cận một cách khác nhau về một vấn đề, tuy nhiên Ubuntu thực sự dễ dùng, dễ cài đặt, dễ làm quen đối với những người mới. Giống như đa số các bản phân phối phổ biến khác của Linux, bộ cài đặt Ubuntu chỉ bao gồm trên một đĩa CD hơn nữa đĩa CD này có thể khởi động và dùng thử như một bản cài đặt hoàn chỉnh Ubuntu với một vài hạn chế về tốc độ và quản lý dữ liệu người dùng. Bạn có thể dễ dàng dùng thử Ubuntu với một thao tác hết sức đơn giản là khởi động từ đĩa CD đồng thời có thể kiểm tra tính tương thích với phần cứng trên máy tính của bạn.

Đọc tiếp→

Ubuntu cds pack

Nhận được đĩa Ubuntu 7.1

Ubuntu Logo
Ubuntu Logo

Ubuntu (phát âm IPA /ùbúntú/) là một bản phân phối Linux chủ yếu dành cho máy tính để bàn dựa trên Debian GNU/Linux. Nó được tài trợ bởi Canonical Ltd (chủ sở hữu là Mark Shuttleworth); tên của bản phân phối đại thể bắt nguồn từ quan niệm “ubuntu” của Nam Phi, “con người hướng đến con người”. Nó được phát hành khoảng mỗi 6 tháng – thường xuyên hơn Debian – một thời gian ngắn sau mỗi phiên bản GNOME mới. Nó có ưu điểm là dễ sử dụng hơn Debian.

Hôm nay nhận được bưu phẩm của Canion Ltd. bao gồm 3 CD: Ubuntu, Kubuntu, Edubuntu. Sau khi dùng thì tớ thấy hợp với Kubuntu hơn, truy cập vào trang chủ của Ubuntu mới biết còn có Xubuntu cũng có bản 7.1, tiếc rằng phải tải về chứ không được đăng kí free 🙁

Đọc tiếp→

Ubuntu v7.4

Linux: miễn phí, dễ dùng nhưng không phải ai cũng thích hợp

Đó là nhận xét Walter S.Mossberg, một phóng viên gạo cội của tạp chí Wall Street Journal khi ông sử dụng hệ điều hành Linux. Sau đây là bài viết và những nhận xét của Walter S.Mossberg.

Mossberg đã tìm hiểu các đặc tính của Linux Ubuntu dưới con mắt của những khách hàng có trình độ hiểu biết về kĩ thuật ở mức độ trung bình trên máy tính Inspiration 1420N của Dell, model mới phát hành có cài Linux. Những vấn đề mà ông quan tâm chính là các ứng dụng phổ biến như nghe nhạc, xem video, sự tương thích với phần cứng cắm ngoài…

Đọc tiếp→