10 dự án lập trình viên PHP nên trải qua

Đối với một lập trình viên PHP bạn luôn hiểu rằng PHP là một ngôn ngữ phổ biến và có một lượng khổng lồ mã nguồn để tham khảo, đa số các thành phần của một Website đã được phát triển dưới dạng nguồn mở việc sử dụng nó yêu cầu tuân thủ theo giấy phép của tác giả đôi khi không bao gồm sự ràng buộc nào. Việc mở mã nguồn mang lại rất nhiều lợi ích so với việc bạn giữ mã nguồn của mình trừ trường hợp thương mại hóa sản phẩm, đơn cử như:

  • Mã nguồn mở được đóng góp bởi nhiều người, kết quả của sản phẩm được làm bởi nhiều người sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc bạn phát triển một mình.
  • Dễ dàng cập nhật tính năng mới dựa trên sự đóng góp mã nguồn của các nhà phát triển khác nhau.
  • Giảm thời gian phát triển, giảm giá thành sản phẩm…
  • và nhiều lợi ích khác nữa…:)

PHP Modules
Tớ đã làm việc với PHP trong khoảng 4 năm trở lại đây, bản thân là một Freelance Developer nên không tự cho rằng mình là Master PHP bởi tớ luôn sử dụng PHP như một thành phần phát triển theo ý thích chứ không tâm niệm mình phải làm chủ được ngôn ngữ đó 😀
Những dự án dưới đây là những thành phần phổ biến của một Website, tính thông dụng của nó như là một bắt buộc phải biết đối với Web Developer.

  • Gửi eMail: Đây là tính năng phổ biến nhất của mọi Website, hàm mail(); là đủ cho hầu hết các yêu cầu khác nhau của người dùng, ngoài ra PHP còn hỗ trợ một số hàm khác nếu bạn muốn đính kèm tập tin hay gửi mail của SMTP server để có thể dễ dàng tạo một chương trình gửi eMail.
  • Hỗ trợ người dùng: cho phép cá nhân hóa nội dung Website, có thể đa sở hữu, phân cấp quyền quản lý thông tin của cá nhân cũng như các nội dung khác. Tính năng chính của thành phần này hỗ trợ việc đăng nhập, truy vấn sửa đổi cơ sở dữ liệu, phiên làm việc…
  • Tạo RSS, tin rút gọn Feeds: Thời điểm hiện tại Website của bạn sẽ được đánh giá là tụt hậu nếu không hỗ trợ Feed trong việc cung cấp thông tin, lấy tin bằng Feed cho phép người dùng đơn giản hóa việc theo dõi nội dung của một Website nào đó. Tớ sử dụng Magpie RSS trong phần lớn các dự án của mình.
  • Xác định vị trí: xác định vị trí địa lý của người dùng đơn giản nhằm thống kê lượng người truy cập nội dung từ nước nào để có thể phục vụ tốt hơn, tính năng này không thật sự quan trọng nhưng đôi khi lại khá hiệu quả nếu bạn muốn biết người của nước nào hay vào Website mình nhất 😀
  • Lấy thông tin từ xa: truy vấn thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, thích hợp với một cổng thông tin tổng hợp, các nội dung này được lưu vào cơ sở dữ liệu.
  • Lưu tạm dữ liệu {Cache data}: giảm truy vấn tới cơ sở dữ liệu, tránh quá tải hệ thống do phần lớn các dự án cá nhân không được tối ưu về mã nguồn cũng như hiệu xuất làm việc, lưu tạm dữ liệu là một giải pháp đơn giản đề tối ưu hệ thống Website có thể hoạt động ổn định.
  • Hệ thống giao diện: Dễ dàng thay đổi giao diện Website, đơn giản hóa quá trình thiết kế, giảm công sức tạo lập Website mới. Một hệ thống giao diện tốt không có nghĩa là phải đầy đủ tính năng mà chỉ cần đáp ứng được đúng nhu cầu sử dụng, tốt nhất là bạn nên tự viết sẽ hoàn hảo hơn sử dụng của người khác, theo tớ thì Hệ thống giao diện gần như là nhân {core} của một hệ thống quản lý nội dung. Tiêu biểu như Smarty của PHP
  • BBcode: Tính năng thường thấy của các diễn đàn, nó đơn giản hóa việc trình bày nội dung giúp người sử dụng thông thường có thể tạo một văn bản chuyên nghiệp mà không cần biết về mã HTML, khách hàng của bạn sẽ dễ dàng sử dụng nó như một ứng dụng văn phòng mà thôi. Hãy thử StringParser_BBcode vì nó rất dễ tùy biến theo ý muốn của bạn.
  • Hệ thống truy vấn cơ sở dữ liệu: Cơ sở dữ liệu là phương án tối ưu nhất để lưu trữ dữ liệu của bạn, dữ liệu của bạn có thể lưu trong một hệ CSDL lớn như Mysql hay đơn giản như là một Text file thì hệ thống truy vấn cơ sở dữ liệu sẽ hỗ trợ việc truy vấn dữ liệu, đơn giản và giản lược mã nguồn đi rất nhiều, giảm bớt công sức viết mã nguồn. Cũng như hệ thống giao diện nó là một trong những thành phần quan trọng nhất của tớ khi viết một dự án Web. Hãy thử ezSQL để giảm bớt khai báo truy vấn cho từng query của bạn.
  • Môi trường nhập liệu văn bản: Về cơ bản nó là một dạng xử lý nội dung form được hỗ trợ bở Javascript và kết hợp BBCode nhằm phục vụ người dùng một cách tốt nhất có thể, mục đích của nó là cố gắng mô phỏng môi trường làm việc như các ứng dụng văn phòng. FCKEditor là một ví dụ đơn giản nhất 🙂

Mỗi người một quan điểm khác nhau nhưng ít nhiều ai cũng từng phải làm việc qua một trong những dự án trên, 10 thành phần đó không phải là toàn bộ mà chỉ là thông dụng thôi. 😉

6 thoughts on “10 dự án lập trình viên PHP nên trải qua”

  1. Xin phép gọi những dự án phía trên là “bài tập” nhé 😀

    Những bài tập trên đây mình đều trải qua hết rồi, theo mình chúng chỉ là những mang tính tạo ra những thợ code theo kiểu “nước tới đâu bắc cầu tới đó” (ko biết câu thành ngữ này có đúng không nữa :D). Ngoài vấn đề phân quyền được nói đến trong bài tập “Hỗ trợ người dùng” thì chẳng có vấn đề nào kích thích tư duy phân tích và thiết kế hệ thống.

    Chào thân ái và quyết thắng 😉

  2. Xin phép gọi những dự án phía trên là “bài tập” nhé 😀

    Những bài tập trên đây mình đều trải qua hết rồi, theo mình chúng chỉ là những mang tính tạo ra những thợ code theo kiểu “nước tới đâu bắc cầu tới đó” (ko biết câu thành ngữ này có đúng không nữa :D). Ngoài vấn đề phân quyền được nói đến trong bài tập “Hỗ trợ người dùng” thì chẳng có vấn đề nào kích thích tư duy phân tích và thiết kế hệ thống.

    Chào thân ái và quyết thắng 😉

Comments are closed.