Linux: miễn phí, dễ dùng nhưng không phải ai cũng thích hợp

Đó là nhận xét Walter S.Mossberg, một phóng viên gạo cội của tạp chí Wall Street Journal khi ông sử dụng hệ điều hành Linux. Sau đây là bài viết và những nhận xét của Walter S.Mossberg.

Mossberg đã tìm hiểu các đặc tính của Linux Ubuntu dưới con mắt của những khách hàng có trình độ hiểu biết về kĩ thuật ở mức độ trung bình trên máy tính Inspiration 1420N của Dell, model mới phát hành có cài Linux. Những vấn đề mà ông quan tâm chính là các ứng dụng phổ biến như nghe nhạc, xem video, sự tương thích với phần cứng cắm ngoài…

Nhận định sơ bộ của ông: Mặc dù Ubuntu đã có nhiều thay đổi, mượt mà hơn các phiên bản Linux khác, song vẫn còn quá thô sơ đối với phần lớn người dùng máy tính.Trong khi giao diện trông khá giống với Windows hay Mac OS thì bản thân Ubuntu lại có rất nhiều những phiền toái nho nhỏ, mà chính chúng lại là những nguyên nhân nhanh chóng làm thay đổi sự quan tâm của phần lớn người sử dụng, những người chỉ muốn sử dụng chứ không để ý đến việc bảo trì hay “vọc” máy tính.

Ubuntu v7.4
Ubuntu v7.4

Trước khi những người yêu thích Linux phản đối, hãy chú ý rằng chính những người làm ra và bán Ubuntu cũng đồng ý với điều đó. Ngài Mark Shuttleworth, người sáng lập chính của dự án Ubuntu của Nam Phi, đã nói: “Đó có thể là nguyên nhân để khiến Linux chưa sẵn sàng để bán ra thị trường”. Website của Dell về Ubuntu cũng nhấn mạnh rằng những máy mà họ bán ra chỉ là dành cho “những người đam mê và có hiểu biết về công nghệ”.
Dẫn chứng về việc Ubuntu còn qúa thô sơ đối với đa phần người sử dụng, Mossberg đưa ra các lí do:

  1. Không có bảng điều khiển để điều chỉnh cách làm việc của touch pad. Khách hàng sẽ thấy rất khó chịu khi phải kiên trì mở các chương trình cũng như mở các cửa sổ một cách thủ công.Bất kì khi nào máy tính “tỉnh ngủ” {tính năng giống StandBy}, các phần mềm đều đã bị tắt và lại phải mở lại.
  2. Khi bạn muốn chơi 1 file nhạc hoặc video, ví dụ Mp3, bạn được cho biết là trước tiên phải download những file đặc biệt gọi là codec được xây dựng cho máy chạy Windows hoặcMac.Người ta cảnh báo là những file codec đó có thể trở thành “bad’ hoặc “ugly”.
  3. Để máy tính nhận được Camera KodakApple iPod,cần phải khởi động lại máy tính vài lần.Khi đã nhận được iPod, máy tính không thể đồng bộ hóa nó được.Khả năng chơi các file video rất tồi, hình ảnh hay bị nhòe hoặc đóng băng.Không có phần mềm có sẵn nào để chơi các đĩa DVD.

Dẫu vậy Ubuntu và các phiên bản Linux khác cũng có những ưu điểm riêng. Không như Windows hay Mac, chúng hoàn toàn miễn phí và có thể chạy với cấu hình thấp hơn so với yêu cầu của Windows. Khác với Windows, Ubuntu cũng như Mac, nó hầu như không bị virus và spyware tấn công. Điểm khác biệt lớn nhất là nó được một phát triển bởi 1 cộng đồng mạng rộng lớn (chuyên và không chuyên) đó chính là phần mềm nguồn mở mà đến nay sản phẩm hoàn hảo nhất chính là trình duyệt Firefox.

Điều này có nghĩa không phải tất cả những bộ óc phần mềm lớn nhất đều ở tại 2 nơi: Redmond Washington, nơi Microsoft đặt trụ sở và Cupertino California, địa chỉ của Apple. Rất nhiều người đang đọc bài viết này đều ít nhiều có sự không hài lòng với 2 hệ điều hành nổi tiếng thế giới đó, đặc biệt là Windows. Vista ,theo nhiều cách, đang nhận được sự không hài lòng của người sử dụng

Nhưng bản thân phần mềm nguồn mở cũng là con dao hai lưỡi. Được tạo thành từ nhiều nhóm lập trình tại nhiều nơi, không ai có đủ khả năng để bảo đảm về chất lượng sản phẩm. Các lập trình viên phần mềm nguồn mở thường không nắm được cách phần lớn khách hàng sử dụng phần mềm như thế nào. Một công ty tại châu Âu có cái tên Canonical là “đại diện đỡ đầu thương mại” cho Ubuntu và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ. Nhưng nó vẫn phụ thuộc phần lớn vào các tổ chức và người sử dụng có hiểu biết kĩ thuật. Người dùng Ubuntu nói chung sẽ phải vào các diễn đàn trực tuyến, miêu tả các khó khăn về kĩ thuật và yêu cầu giúp đỡ

DellCanonical cho biết họ đang xây dựng các kế hoạch để khắc phục các vấn đề này, song với cá nhân Mossberg, đến thời điểm này, lời khuyên của ông cho những người dùng phổ thông, không phải các chuyên viên kĩ thuật là: “hãy khoan mơ đến Linux”.