Hiệp khách và tri kỷ, tri âm

Phàm những ai thích đọc tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, Cổ Long, Lương Vũ Sinh… cũng đều thích xem phim võ hiệp, từ những năm cuối thập niên 70 đến 80 là thời kỳ hưng thịnh nhất của phim võ hiệp Hong Kong và Đài Loan, trong thời kỳ này đã ra đời không ít những bộ phim truyền hình được xem là kinh điển.

Vào thập niên 80, thể loại phim võ hiệp Hong Kong và phim tình cảm Quỳnh Dao bành trướng khắp thị trường Đông Nam Á. Sang đến những năm 90, phim võ hiệp Hong Khong bắt đầu yếu thế. Trong khi đó, những bộ phim làm về đề tài xã hội đương đại lại được khán giả săn đón, phim võ hiệp Đài Loan thì bị phim tình cảm của nữ văn sĩ Quỳnh Dao đè bẹp, còn phim võ hiệp Trung Quốc đang trong giai đoạn tìm kiếm. Bước vào thế kỷ 21, lực lượng phim võ hiệp tân phái (đa số chuyển thể từ truyện tranh võ hiệp) của nhà văn Huỳnh Dịch đã bất ngờ đánh thức những khán giả từng yêu phim kiếm kiệp. Các tác phẩm của Kim Dung bắt đầu “sống lại”, được nhà làm phim Trung Quốc – Trương Kỷ Trung liên tiếp chuyển thể lên màn ảnh nhỏ theo phong cách “tả thực”, nghĩa là hạn chế tối đa những kỹ xảo vi tính không cần thiết.

Xem phim võ hiệp, nhất là phim chuyển thể từ tiểu thuyết Kim Dung, điểm hấp dẫn người xem không chỉ là những pha thi đấu võ thuật, biểu diễn các loại thần công, mà khán giả còn bị cuốn hút bởi những chuyện tình cảm lãng mạn, những nhi nữ trong giang hồ dám yêu, dám hận, những hình tượng đại hiệp lụy vì tình, điển hình như chuyện tình của Quách Tỉnh và Hoàng Dung – Phim Anh hùng xạ điêu, Lệnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh – Phim Tiếu ngạo giang hồ, khiến người xem phải ngưỡng mộ, hay chuyện tình A Châu và Kiều Phong – phim Thiên Long Bát Bộ làm người xem thương cảm, than thở…mà những chuyện tình đó chỉ có thể tìm thấy trong phim.

  • Quách Tĩnh và Hoàng Dung, Hoa Tranh – phim Anh hùng xạ điêu
    Anh hùng xạ điêu
    Anh hùng xạ điêu

    Đại hiệp ngốc nghếch sánh đôi với mỹ nữ thông minh đến tuyệt vời! – Hai thái cực tưởng chừng không thể có
    Thật thà, trung hậu, nhiệt tình, thương người, quật cường, tư chất chậm hiểu, vụng về – chính nhờ những tính cách chân phương này, Quách Tĩnh đã có được bao mối “duyên kỳ ngộ” trong cuộc đời của mình. Cũng vì nhân phẩm, khờ khạo mà sống có tình có nghĩa, anh đã được Hoa Tranh công chúa yêu mến; lọt vào mắt xanh của nàng Hoàng Dung thông minh, xinh đẹp; được nàng Tiểu Đông Tà yêu say đắm…Quách Tĩnh – người anh hùng tiêu biểu nhất trong số các đại hiệp khi đứng trước hai “hông nhan” Hoa Tranh và Hoàng Dung, nghĩ mãi cũng khong sao lưỡng tòan được bên nghĩa, bên tình. Nếu như Thành Cát Tư Hãn không bức chết mẹ anh, có lẽ anh vẫn còn loay hoay giữa hai mỹ nhân, và không thể “dứt khoát” được với Hoa Tranh.
  • Dương Qua và Tiểu Long Nữ, Quách Phù, Lục Vô Song, Hoàn Nhan Bình, Trình Anh, Công Tôn Lục Đài – phim Thần điêu đại hiệp
    Kẻ si tình vẫn mãi là kẻ si tình!
    Thần điêu đại hiệp
    Thần điêu đại hiệp

    Thông minh, nhanh nhạy, đa cảm, thiên kiến, giảo hoạt, tình tình khó đoán là những gì nguời ngoài nhận xét về Dương Qua. Nhưng, thực ra bản chất của Dương Qua không phải là người xấu, anh là người vị tha, sống tình cảm, và cái đức tính đáng cơ ngợi nhất ở anh là lòng thủy chung đối với sư phụ Tiểu Long Nữ. Tuy ngoài mặt ăn nói bạo ngược, nhưng Dương Quá sống rất lương thiện và nghĩa khí, điều này được chứng minh trong 16 năm chờ đợi Tiểu Long Nữ, Dương Qua đã dang đôi cánh thần điêu ra che chở khắp giang hồ, chả trách các tiểu mỹ nhân như Quách Phù, Lục Vô Song, Hoàn Nhan Bình, Trình Anh, Công Tôn Lục Đài hết lòng yêu anh, thậm chí cô bé Quách Tương sau này cũng ngượng mộ anh như thần thánh. Nhưng dù được ai yêu đi nữa, trái tim của Dương Qua trước sau như một chỉ dành cho Tiểu Long Nữ.
  • Lệnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh, Nhạc Linh San, Nghi Lâm – phim Tiếu ngạo giang hồ
    Con người lạc quan
    Tiếu ngạo giang hồ
    Tiếu ngạo giang hồ

    Ấn tượng ban đầu về Lệnh Hồ Xung là một anh chàng sáng say chiều xỉn, ung dung tự tại, bỡn cợt với đời. Chàng trai nát rượu này, ngỡ như không có gì tốt, ấy vậy mà lại chiếm được tình cảm của “Tiểu sư muội” Nhạc Linh San, “Tiểu ni cô” Nghi Lâm và “Nữ ma đầu” Nhậm Doanh Doanh. Phải chăng ở Lệnh Hồ Xungcó điểm gì hay mà ta chưa biết? Có thể như vậy! Vì Lệnh Hồ Xung có hai mặt đối lập nhau, khi say, anh là một người dửng dưng, xốc nổi, làm nhiều việc càn quấy, mà lúc tình anh không thể làm.
    Nhưng, sau mỗi cơn say, Lệnh Hồ Xung lại trở về với con người thatạ của mình, nhân từ, lạc quan, khao khát tự do, knhs trên nhường dưới, hào hiệp cái thế. Quả thật, con người Lệnh Hồ Xung có nhiều cá tính đáng yêu, đặc biệt là thái độ nghiêm túc của anh qua cách cư xử tình của của ba cô gái: đối với Nhạc Linh San, Lệnh Hồ Cung “trước tình sau nghĩa”, dù cho sau này không còn yêu, nhưng anh vẫn làm tròn bổn phân của một đại sư huynh, bảo vệ tiểu sư muội đến hơi thở cuối cùng; với Nghi Lâm, trước sau anh chỉ xem cô như em gái, giữ khoảng cách với cô ngay từ đầu; riêng đối với Nhậm Doanh Doanh, từ cái nhìn đầu tiên anh đã có tình cảm đặc biệt với cô, nên bất kể trong hòan cảnh thử thách nào, tình cảm của anh dành cho cô vẫn không thay đổi…
  • Kiều Phong và A Châu, A Tử và Khang Mẫn – phim Thiên long bát bộ
    Con người của quân tử, đại hiệp
    Thiên long bát bộ
    Thiên long bát bộ

    Nếu Quách Tỉnh, Dương Qua, Trương Vô Kỵ đều là những tấm gương anh hung yêu nước thương dân, được người người kính phục, thì Kiều Phong còn cao hơn thế! Chân dung Kiều Phong không chỉ dừng lại ở việc anh là một hào kiệt giang hồ, tôn nghiêm và chân chính, mà còn là hiện thân sứ giả của hòa bình. Lòng yêu nước thương dân của Kiều Phong đã vượt trên tinh thần dân tộc, tấm lòng nhân ái của anh trải rộng khắp đại giang Nam Bắc. Cho đến một ngày, khi Kiều Phong “lực bất tong tâm” trước sự đối chọi giữa hai dân tộc Khiết Đan và Hán, anh đành phải lấy cái chết để hóa giải hiềm khích giữa hai dân tộc, lưỡng tòan trung nghĩa, bảo vệ dân chúng tránh cho hai nước khỏi cảnh máu chảy thành sông, thây chất thành núi. Cao thượng thế đấy, nhưng trong tình yêu anh cũng cao đẹp không kém!
    Trong cuộc đời Kiều Phong có ba người phụ nữ anh yêu chân thành, mỗi người anh yêu theo một cách riêng. Khang Mẫn yêu anh theo lối ích kỷ, A Tử yêu anh say đắm và chỉ có biết có anh duy nhất trên đời, riêng A Châu yêu tha thiết bằng một tình yêu cao cả. Nhưng có lẽ, chỉ có trái tim cao cả của A Châu mới gắn kết được với tấm lòng cao thượng của Kiều Phong, để rồi đến khi trút hơi thở cuối cùng, anh cũng chỉ nghĩ đến mỗi mình A Châu đáng thương.
  • Trương Vô Kỵ và Ân Ly, Chu Chỉ Nhược, Triệu Mẫn, và Tiểu Chiêu – phim Ỷ Thiên đồ long ký.
    Kẻ nhu nhược nhưng đầy may mắn
    Ỷ Thiên đồ long
    Ỷ Thiên đồ long

    Trong số các anh hung hào hiệp lừng danh trong thế giới võ hiệp của Kim Dung, Trương Vô Kỵ là người thiếu khí phách nhất, nhân vật này không có chủ kiến, cả cuộc đời anh chỉ sống theo sự sắp đặt của người khác. Nhưng, như nhà văn Kim Dung cho biết, Trương Vô Kỵ là nhân vật gần gũi với mọi người nhất, bởi anh quá bình thường, thật thà, đôn hậu, độ lượng, mềm yếu. Sự “bình thường” của anh lại chính là sự “khác thường” so với các nhân vật đại hiệp khác, vì hâu như không có vị hiệp khách nào làm việc do dự và lôi thôi như anh. Như việc đối diện với tứ tiểu mỹ nhân – Ân Ly bồng bột như trẻ con; Chu Chỉ Nhược thùy mị, kín đáo; Triệu Mẫn hoạt bát, thông minh; Tiểu Chiêu ân cần và chu đáo – Mỗi người một vẻ, Trương Vô Kỵ không biết chọn ai? Chàng mơ lấy được cả bốn cô, vì bốn cô hợp lại sẽ là một người vợ hòan mỹ, nhưng sau nhiều lần vào sinh, ra tử cùng với Triệu Mẫn, Trương Vô Kỵ đã nhận ra mình yêu ai thật lòng.
  • Vi Tiểu Bảo: Tiểu Kim Ngư, Kiến Ninh công chúa, A Kha, Song Nhi, Long Nhi, Phương Nhi, Mộc Kiếm Bình, phim “Lộc Đỉnh ký”
    Kẻ đào hoa, người giảo hoạt
    Lộc Đỉnh ký
    Lộc Đỉnh ký

    Nhân vật Vi Tiểu Bảo có thể nói là bước đột phá táo bạo của Kim Dung trong sự nghiệp sáng tác, ông đã xây dựng lên hình ảnh “phi đại hiệp”, nghĩa là Vi Tiểu Bảo không phải là chàng trai lý tưởng, mẫu mực, chính nhân quân tử như nhiều nhân vật đại hiệp khác; những động cơ, việc làm của anh được xem là anh hung.
    Vi Tiểu Bảo vốn là một tên tiểu lưu manh bản tính phong lưu, tật xấu đầy mình, nhưng không phải gian ác, mà sống rất nghĩa khí, đặt nhân nghĩa lên hàng đầu, hết lòng tận trung với vua, yêu thương và bảo bọc những người bên cạnh mình, dù tính mạng lâm vào cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”, anh cũng quyết tâm che chở cho bẩy thê thiếp của mình. Đi đến đâu, gặp cô gái nào, Vi Tiểu Bảo cũng đem lòng yêu thương, bất kể người đó có gia đình hay chưa. Dù ngày xưa, chuyện năm thê bảy thiếp là thường tình, nhưng việc cùng lúc yêu và lấy bẩy vợ là chuyện có một không hai, ngọai trừ Vi Tiểu Bảo.

Mỗi khi nói đến truyện võ hiệp, người ta thường nghĩ cảnh binh đao sát phạt, mọi việc đều có thể được giải quyết bằng võ công. Thế nhưng trong tác phẩm Kim Dung thì tình yêu lắm khi lại đóng vai trò chủ đạo. Nó điều hòa, dung hợp và đôi lúc cứu vãn được nhiều tình thế bế tắc. Ta có thể nói tình yêu trong tác phẩm Kim Dung là một loại mệnh đề phụ. Nhưng loại mệnh đề phụ đó thường làm thay đổi cả toàn văn hoặc giúp người đọc nhìn lại các mệnh đề chính trong một làn ánh sáng khác.

5 thoughts on “Hiệp khách và tri kỷ, tri âm”

  1. Khâm phục các hạ, cho tại hạ mượn bài này để cho thiên hạ đọc cho mở mang tầm hiểu biết heheheheheheheheheh

  2. Khâm phục các hạ, cho tại hạ mượn bài này để cho thiên hạ đọc cho mở mang tầm hiểu biết heheheheheheheheheh

Comments are closed.