Cổ Long

1. Sự nghiệp

Gần mười năm lãng đãng giữa sinh tử. Hơn hai mươi năm, Cổ Long chết rồi, nhưng tác phẩm ông để lại không chết. Từ niên đại 80 đến những năm 2000, thị trường sách đại lục Trung Quốc đã tiêu thụ một khối lượng khổng lồ các tiểu thuyết võ hiệp của Cổ Long khó thống kê nổi. Và tại ngay Việt nam cũng vậy.

Cổ Long - 古龍
Cổ Long - 古龍
Năm 1936, Cổ Long ra đời tại Hồng Kông, lúc 12 tuổi đã vùi đầu viết tiểu thuyết rồi. Năm 13 tuổi, ông theo cha mẹ sang định cư tại Đài Loan, không lâu sau là cha mẹ ly dị, gia đình tan vỡ. Ông bắt đầu cuộc sống như ác mộng, làm thuê làm mướn khắp nơi, ăn đói mặc thiếu, khốn khó cùng cực. Tại Hồng Kông, vào năm 1954 Lương Vũ Sinh bắt đầu viết “Long hỗ đấu kinh hoa” đăng tải nhiều kỳ cho “Tân văn báo”, năm 1955, “Thư kiếm ân cừu lục” của Kim Dung cũng thử tiếng gáy đầu. Cổ Long khi đó mới chỉ là một cậu bé tập tọng văn học, tác phẩm đầu tiên của ông chính thức có nhuận bút là một tiểu phẩm văn học viết năm 1956.

Đài Loan khi đó kiếm sống không dễ, mà nếu thành danh được từ một bộ tiểu thuyết võ hiệp thì sẽ khỏi còn phải lo chuyện y thực, thế là hàng loạt các tay văn hay chữ tốt ào ào mài bút xông trận. Thời tối thịnh, các cây bút viết truyện võ hiệp có đến trên 300 trăm người chứ chẳng ít, mà Cổ Long thì lại nhiều năm kiếm ăn loanh quanh trong giơí thuần văn học, chẳng thấy tiếng tăm gì , thế là ông cũng hướng cái nhìn sang tiểu thuyết võ hiệp.

Tên tuổi “Tam kiếm khách” là Ngoạ Long Sinh, Tư Mã Linh, Gia Cát Thanh Vân đang toả sáng trên bầu trời Đài Loan. Họ thường xuyên tụ tập đánh bài uống rượu với nhau, nhà văn học trẻ tuổi Cổ Long cũng mon men nhập hội. Mấy vị danh gia này đều có chuyên mục của mình trên các tờ báo, ngày ngày toà báo thường cử người đến lấy bài vở hội Ngoạ Long Sinh lại nhờ chàng Cổ Long chẳng tên tuổi gì viết nốt cho một chương giúp họ. Với tài hoa đang rộ, Cổ Long nhận lời tuốt, trong quá trình nửa năm thế bút tung hoành, Cổ Long dần quen được một số quy luật viết tiểu thuyết kiếm hiệp của các bậc danh gia, rồi ông muốn tự thử sức mình và đã hăm hở nhập cuộc. Thế là tác phẩm đầu tay “Vòm trời của cây kiếm thần” đã viết xong vào năm 1960, tuy chẳng làm ra được chấn động gì, nhưng cũng coi là một cuộc thử đao nho nhỏ, rồi nhanh chóng được nhà xuất bản nhất của Đài Loan in. Thế là cây bút Cổ Long cứ tuôn chảy khó ghìm, từ năm 1960 đến 1963, liên tục các tiểu thuyết “Trăng quái sao lạ”, “Tương phi kiếm”, “Lối mất hồn”, “Chuông hoa”, “Vòng hoa rực rỡ”, “Kíêm huyền lục”, “Kiếm khách hành” v. v nối nhau được in. Do viết nhanh viết nhiều, có thể thấy những sáng tác đầu kỳ này đều non nớt về nghệ thuật bút pháp, tầm thường về tình tiết câu chuyện, không tránh khỏi viết thô viết ẩu, làm người đọc khó chịu. Nguyên nhân là bức bối của hoàn cảnh sống, và tâm trạng cấp tháo công lợi của Cổ Long khi đó, ông từng hồi tưởng trong nỗi cay đắng: “Viết vì cơm áo tuy không phải nỗi bi ai chung của nhà văn, nhưng lại là nỗi bi ai của tôi, tôi cũng tin rằng đây không chỉ là nỗi buồn của riêng tôi”.

Đài Loan thật lắm các phái tiểu thuyết võ hiệp, nào là “Phái võ hiệp tình cảm truyền thống”, ” Phái hiệp tình siêu nghệ”, “Phái tình thơ ý hoa”, “Phái tài tử giai nhân”, “Phái trào lộng thế gian”. Tuy lắm phe phái như bát tiên quá hải, nhưng phần lớn cũng chỉ là kế thừa các đại sư võ hiệp thời dân quốc như Hoàn Châu lâu chủ, Cung Bạch Vũ, Trịnh Chứng Nhân, Vương Lư, Chu Trinh Mộc vv, chúng tầm thường nhạt nhẽo, ngày một sa sút.

Tư tưởng lập chí cách tân tiểu thuyết võ hiệp của Cổ Long, có thể thấy từ lời tựa trong cuốn “Anh hùng hoan lạc” in năm 1971: “Quả có lúc tiểu thuyết võ hiệp đã viết quá là hoang đường vô lối, quá là máu me lâm ly, mà quên mất rằng chỉ có nhân tính, mới là cái không thể thiếu trong một cuốn tiểu thuyết”. Từ năm 1964, Cổ Long đã sớm mải mê tìm tòi tính nghệ thuật của tiểu thuyết võ hiệp, năm đó ông đã tỉa hút lấy cái tư tưởng võ học “nghênh phong nhất đao trảm” trong cuốn Thần điêu hiệp lữ của Kim Dung, ông xoá bỏ cái phồn hoa xưa cũ, làm tác phẩm giàu cảnh thơ sâu lắng, và thoang thoảng ý thiền, hình thành phong cách điển hình của tiểu thuyết võ hiệp tân phái, qua đó Cổ Long đã thoát bật từ đám đông những nhà viết truyện võ hiệp, để sánh cùng các nhà văn đàn anh Ngoạ Long Sinh, Tư Mã Linh, Gia Cát Thanh Vân trở thành tứ đại danh gia của tiểu thuyết võ hiệp đương thời.

Sau khi tự khẳng định được tài năng, Cổ Long liên tiếp viết các danh tác “Ngọn cờ anh hùng”, “Võ lâm ngoại truyện “, “Danh kiếm phong lưu”. Những tác phẩm này đều chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn đầy lôi cuốn, buộc độc giả phải đọc tiếp nối từng chương, nhưng tiểu thuyết đọc xong rồi hết, chẳng để lại nỗi trong óc hình tượng anh hùng bằng xương bằng thịt nào cả. Đó chính là nỗi niềm lớn nhất của Cổ Long. Tiểu thuyết là nhân học, nếu để thiếu nhân vật thì dù cho tiểu thuyết có đẹp đến mấy, cũng chỉ như một món văn hóa ăn nhanh thiếu ý vị để có thể hồi tưởng. Cũng bởi nguyên nhân này, không những Cổ Long không có được chân đứng trong giới văn học, mà ông còn rất không bằng lòng với mình. Trong một dịp xã giao, có người bạn văn nghệ hỏi CổLong: “Tôi chưa từng đọc truyện kiếm hiệp bao giờ, lúc nào đưa tôi một cuốn ông tâm đắc nhất, xem rốt cuộc thì tiểu thuyết võ hiệp đã viết cái gì?” Việc này đã kích thích mạnh Cổ Long. Qua những suy ngẫm đau đớn và bình tĩnh, Cổ Long quyết định tái mỗ xẻ đối với tiểu thuyết võ hiệp tân phái, ông cần chứng minh tiểu thuyết võ hiệp cũng là một môn nghệ thuật bằng kết quả thực tiễn của chính mình.

Dưới một tâm thái như thế, năm 1967 Cổ Long viết cuốn “Tuyệt đại song kiêu” làm cháy bỏng lòng người. Giang Nhi và Vô Khuyết là một cặp thai song sinh, cũng là một cặp thực thể mâu thuẫn. Hoa Vô Khuyết ăn sung mặc sướng từ nhỏ, lại là bậc cao thủ võ lâm, mà cuộc sống không hề có niềm vui, và còn thể hiện một nhân sinh quan chán đời cực độ; Giang Ngư Nhi thì hoàn toàn thiếu thốn vật chất, nhưng anh lại có lý tưởng sống cao đẹp, có những người bạn chân thành, nên cuộc sống anh nhiều về nhiều màu đầy tươi sáng. ơng nhiên, Giang Ngư Nhi cũng không phải là một con người hoàn mỹ vô khuyết, thế nhưng chẳng lẽ thế gian này có người nào hoàn mỹ vô khuyết sao? Bộ tiểu thuyết trên triệu chữ này nói ta rằng: Một con người được hạnh phúc hay chăng, hoàn toàn quyết định bởi con người đó có được một trái tim khoan dung cao đẹp hay không. Bộ “Tuyệt đại song kiêu” đặc trưng sự mở đầu mười năm (1967 – 1976) độc chiếm võ đàn Đài Loan đầy hãnh diện của Cổ Long.

Cổ Long đã cảm nhận sâu sắc rằng mình khó có thể theo kịp Kim Dung về học vấn và về tầm tu dưỡng, nên quyết định khai phá một con đường riêng, ông đã đem đi ghép hình tượng trinh thám trong tiểu thuyết suy lý của phương tây vào tiểu thuyết võ hiệp. Thế là ông bắt tay viết “Hương thoảng biển máu” trong “Sở Lưu Hương truyền kỳ”. Một loạt võ lâm cao thủ lừng danh giang hồ bị giết hại, ai đã là hung thủ của các vụ án động trời này? Trải qua những cuộc minh tra án phỏng đầy nhọc nhằn, cuối cùng thì Sở Lưu Hương đã vạch mặt thầy Diệu Tăng nho nhã phong lưu, đa tài đa nghệ chính là hung thủ. Sự kết hợp giữa võ hiệp và suy lý, trở thành một đặc trưng lớn trong tiểu thuyết võ hiệp hậu kỳ của Cổ Long. Cổ Long hăm hở viết tiếp những câu truyện phá án liên quan tới Sở Lưu Hương, vào năm 1971 và 1972, ông còn viết thêm 2 cuốn tiểu thuyết tương tự là “Bẩy thứ vũ khí” và “Lục Tiểu Phụng”.

Tháng 10 – 1969, nhà xuất bản Xuân Thu đã xuất bản tác phẩm ưu tú nhất của Cổ Long là ” Đa tình kiếm khách vô tình kiếm”. Đó là cuốn tiểu thuyết lấy “Tiểu Lý phi đao” Lý Tầm Hoan làm nhân vật chính.

Lý Tầm Hoan là một hình tượng nghệ thuật giàu cá tính và nhân tính nhất dưới ngòi bút Cổ Long, nhân vật này vừa có sự hiền lành tốt bụng của Diệp Khai và Thẩm Lãng. Anh ta trân trọng tình bạn, dám xả thân cứu người đầy vô tư, có tấm lòng bao la độ lượng; Anh ta khát khao tình yêu, nhưng lại không bước ra nỗi vòng tù túng của tình cảm xưa cũ, ngày ngày chỉ biết mượn rượu tưới sầu, chịu đựng nỗi đau vô cùng tận của tâm hồn mình. Vĩ đại và nhỏ nhoi cứ thế thống nhất hữu cơ trong tính cách nhân vật này. Bộ sách này miêu tả đến tận cùng những chúng sinh người đời và cái lãnh đạm của nhân tình thế thái, càng làm nỗi bật lên nụ cười nhòa lệ bất lực trước một thế giới muôn vẻ dường như đã không còn nhân tính của một kẻ lạc quan kiên định.

Sự ra đời của “Đa tình kiếm khách vô tình kiếm” đã xác định địa vị lỗi lạc của Cổ Long trên lịch sử dòng tiểu thuyết tân võ hiệp, cũng đã làm tan vỡ cái thần thoại cho rằng sau Kim Dung tiểu thuyết võ hiệp không còn đáng đọc.

Cổ Long danh lợi song thu, chỉ riêng bản quyền cho phát hình “Sở Lưu Hương” trên TV Đài Loan, Cổ Long đã thu được 10 triệu DL tệ. Trong thời cơn sốt phim võ hiệp, Hồng Kông và Đài Loan cũng đua nhau làm phim của Cổ Long. Nắm bắt lấy thời cơ, Cổ Long đã sắp xếp lại tác phẩm, cho thiết kế in ấn thật tinh tế sang trọng, làm các tiểu thuyết võ hiệp của ông chạy ào ào từ các hiệu cho thuê sách vào các tủ sách tàng thư của các gia đình.

Tuy có được thành tựu kinh người về sự nghiệp, với vẻ ngoài rạng rỡ đắc chí, nhưng từ lâu tinh thần Cổ Long đã rơi vào trầm uất ít vui. Năm 1970 trong lúc đang dùng bữa tại “Ngâm Tùng Các” của i Bắc, Cổ Long đã bị một tên lưu manh dùng mũi giáo đâm trọng thương. Cơ thể con người có được 2800cc máu thì ông để phun mất 2000cc! Vết thương còn chưa lành thì trái tim ông lại bị một nhát dao đâm: người vợ hết chịu nỗi sự phóng túng hình hài của ông đã đem theo con trai bỏ rơi ông. Như bị chết đi một lần, Cổ Long nói với bạn thân là Lâm Thanh Huyền: “Một ngày khó khăn lắm mới về được đến nhà, thế mà thường là lại quay người ra đi. Một ngày chỉ còn lại một việc: Uống rượu!” Sau này Cổ Long cũng có thêm một cuộc hôn nhân, nhưng rồi cũng lại kết thúc bằng thất bại.

Sau khi công thành danh tựu, Cổ Long đã rơi vào thời kỳ khủng hoảng tâm lý của tuổi trung niên. Ông bị mất đi cái mục tiêu danh lợi đã phải khỗ công theo đuỗi của tuổi trẻ, bởi vậy ông luôn thấy trống trải, bồn chồn không yên, chỉ còn biết nhờ rượu giải sầu. . Cổ Long uống rượu như điên, ông thường hô bạn kêu bè, tụ tập uống nơi tửu lâu, lần uống nhiều nhất là 5 người đã uống hết 28 chai rượu Brandy trong một đêm. Uống dữ lâu ngày, cuối cùng dẫn đến xơ cứng gan cuối kỳ phải vào viện điều trị. Cuộc sống quanh năm trên giường bệnh đã làm Cổ Long trở nên đạm bạc, xem nhạt sự đời. Sau cuốn “Tiếng đao trong chuông gió” (năm 1980) trong hơn hai năm ông đã không viết cuốn sách võ hiệp nào. Những tác phẩm có trên phố phường ký tên Cổ Long đều do Vũng Lâu, Thân Thúy Mai, Như Tình thế bút. Sau khi ra viện, Cổ Long xét đến yếu tố sức khỏe, đã trù tính viết một seri truyện ngắn với bối cảnh “Thời đại lớn của võ hiệp”, phần tác phẩm hoàn thành đã được một công ty Vạn Thịnh xuất bản vào năm 1984 với tựa đề “Chim săn. Canh bạc”. đó chính là tuyệt xướng của Cổ Long.

Vốn mê rượu quên mạng, sức khỏe vừa hồi phục được chút đỉnh, Cổ Long đã lại hiện nguyên hình một con ma men, lấy cuồng ẩm để tiêu hao những tháng ngày còn lại. Khi lần thứ ba ông bị đưa vào phòng bệnh, các cô y tá cũng phải kêu lên: “Cổ đại hiệp thật là thần dũng, lại nằm viện rồi!” Trong một đêm tĩnh mịch, ông đột nhiên hỏi đệ tử Như Tình đang trông bên giường bệnh: “Rùa con, cậu thử đoán xem, liệu có ai rơi lệ sau khi tôi chết?” khi nói những lời này Cổ Long có vẻ thương cảm, nhưng chẳng được bao lâu ông đã trở lại hì hà giễu cợt. Ngay chợp tối ngày 21-9-1985, cuối cùng thì Cổ Long cũng đã đi hết hành trình đời người 48 xuân thu của ông. Lúc an táng, bạn bè ông đã phải tiêu tới 300 ngàn DL tệ để mua 48 chai rượu Henessy , loại rượu sinh thời Cổ Long thích nhất đem sắp trong áo quan, để Cổ đại hiệp được vĩnh viễn say giấc nồng trong hương rượu quen nơi trần thế.

Sinh tiền Cổ Long đã lặng lẽ quyên góp những khoản tiền lớn cho các viện cô nhi, sau khi ông qua đời, bạn bè quyết định đem toàn bộ thu nhập từ trước tác của ông tặng cho các quỹ từ thiện.

———

2. Con người:

Kể ra, khi buông lời nhận xét “Tiếc thay, Cổ Đại hiệp, một tài hoa như vậy, mà cuối cùng không thoát khỏi chút tự ty về hình hài của mình”, tôi cũng đã tỏ ra bất kính lắm rồi.

18 giờ 3 phút, ngày 21 tháng 9 năm 1985, Cổ Đại hiệp qua đời tại bệnh viên Trung Hoa Khai Phong, thành phố Đài Bắc. Cổ Đại hiệp lúc bấy giờ chưa đến 50 tuổi.

Cổ Long, tên thật là Hùng Diệu Hoa, sinh tại Hồng Kông, song thân bất hòa, ly hôn, khiến thời thơ ấu của ông đau khổ, cô đơn, cô độc, và, ông cũng không phải là một đứa tre ngoan. Bỏ nhà ra đi, mấy chục năm không có quan hệ với gia đình, mãi đến khi ốm nặng trong bệnh viện, phụ thân mới tới thăm.

13 tuổi, rời Hồng Kông đến Đài Loan với mục đích tự kiếm sống, sau khi tốt nghiệp trung học, ông thi vào khoa Anh văn của trường Đại học Đạm Giang. Trường này có quy chế rất nghiêm ngặt, Cổ Long thích đọc sách nhưng là sách ngoài trương trình, và thường hay bỏ học đi chơi và kiếm tiền, nên chỉ học được có một năm. Tính cách đã quyết định số phận.

Cổ Long là người rất thích kết giao bằng hữu. Cho đến khi thành danh, từ tao nhân, mặc khách cho đến chú lính quèn, ông đều tôn trọng và quý mến. Cổ Long quen biết khắp thiên hạ nhưng người thực sự hiểu ông lại không nhiều. Là người thành thực, lương thiện nhưng đồng thời cũng rất nhạy cảm, đa nghi, cầu toàn và lý tưởng hóa. Có khi nóng nảy và nông nổi.

Cổ Long tướng mạo tầm thường, nên trong lòng ông có mặc cảm nặng nề, nhưng do vốn kiêu ngạo nên không để lộ ra điều ấy. Ông cao 1m 56, theo như cách chế giễu thì vừa ” đạt tiêu chuẩn tàn phế”. Một chú lùn như vậy thì chẳng có gì để khoe mẽ cả.

Nếu đứng cạnh một người đang bà đẹp,Cổ Long không khỏi cảm thấy xấu hổ. Thân hình thấp nhỏ đã đành, đầu lại to như cái đấu, mắt nhỏ miệng rộng, đến tuổi trung niên người lại mập ra, người hâm mộ thường đùa vui: thân hình béo lùn đầy hấp dẫn.

Về mặt tầm thường, vóc dáng béo lùn ấy lẽ ra chẳng ảnh hưởng gì đến tài năng và sáng tác của ông, thế nhưng, lại không phải vậy. Điều đó, ảnh hưởng cả quan hệ của ông với đàn bà, từ đó ảnh hưởng đến tầm sâu tâm lý của ông. Cổ Long cực kỳ thông minh, tài hoa và nhạy cảm, vì thế chính vóc dáng, tướng mạo của ông khiến ông đầy mặc cảm, tư ti, điều này đương nhiên ảnh hưởng sâu sắc đến tác phẩm của ông.

Với những nét phác thảo như vậy về thân thế, cuộc đời, thị hiếu và tướng mạo của Cổ Long như vậy, tôi hi vọng có thể giúp người yêu thích tiểu thuyết dã sử- võ hiệp hình dung được tính cách và đặc trưng của Cổ Long. Trong đó, cơ bản là vì tự ti mà thích cao lớn, thích mạnh mẽ. Nếu không như thế, ông đã không tự cố gắng kiếm sống từ khi chưa đến tuổi thành niên, cũng không sớm bỏ học, dấn thân vào xã hội như thế. Nghiện rượu, hiếu sắc là biểu hiện bên ngoài, khát khao cao lớn, mạnh mẽ lại là ước vọng thầm kín bên trong. Càng khát khao, càng thất vọng. Cổ Long lao vào sáng tác tiểu thuyết võ hiệp, cố gắng tìm tòi, cách tân để trở nên nổi tiếng, vượt qua cái mặc cảm tự ti về ngoại hình, đem cái suất sắc của tài năng để bù đắp khuyết điểm cho dung mạo.

Chính dựa vào khí chất như thế lại công thêm vào động lực nội tâm sâu sắc như thế nên nhiều tác phẩm hay, đạt tới cái danh tiếng lừng lẫy.
———

3. Tác phẩm

Cổ Long đã viết cả thảy 69 truyện, trong đó một số là viết chung với các tác giả khác.

  • Nguyệt dị tinh tà, 月異星邪 Yue Yi Xing Xie (Strange Moon, Evil Star)
  • Đại nhân vật, 大人物 Da Ren Wu (Great Hero) – 32 hồi
  • Thương khung thần kiếm 蒼穹神劍 Cang Qiong Shen Jian – 10 hồi
  • Thái hoàn khúc 彩環曲 Cai Huan Qu – 12 hồi
  • Du hiệp lục 遊俠錄 You Xia Lu (Wandering Hero) – 8 hồi
  • Võ lâm ngoại sử hay Võ lâm tuyệt địa 武林外史 Wu Lin Wai Shi (The Legend of Wulin) – 44 hồi
  • Sở Lưu Hương hệ liệt 楚留香系列 Chu Liu Xiang Xi Lie (The Adventures of Chu Liu Xiang) – viết trong thời gian 1968 – 1979
    • Huyết hải phiêu hương, 血海飄香 Xie Hai Piao Xiang (Fragrance in the Sea of Blood), 1968 – 27 hồi
    • Đại sa mạc, 大沙漠 Da Sha Mo (Vast Desert), 1969 – 36 hồi
    • Họa mi điểu, 畫眉鳥 Hua Mei Niao (The Thrush), 1970 – 36 hồi
    • Quỷ luyến hiệp tình, 鬼戀傳奇 Gui Lian Chuan Ji (The Legend of the Ghost Lover), 1970 – 12 hồi
    • Biên bức hiệp 蝙蝠俠 Bian Fu Xia (Bat Hero), 1971 – 23 hồi
    • Đào hoa truyền kỳ, 桃花传奇 Tao Hua Chuan Ji (Legend of the Peach Blossom), 1972 – 15 hồi
    • Tân Nguyệt truyền kỳ, 新月傳奇 Xin Yue Chuan Ji (Legend of the New Moon), 1978 – 12 hồi
    • Ngọ dạ lan hoa, 午夜蘭花 Wu Ye Lan Hua (Midnight-Blooming Orchid), 1979 – 14 hồi
  • Đại kì anh hùng truyện 大旗英雄傳 Da Qi Ying Xiong Chuan (The Legend of the Hero’s Banner) – 44 hồi
  • Đa tình kiếm khách vô tình kiếm, 多情剑客无情剑 Duo Qing Jian Ke Wu Qing Jian (Sentimental Swordsman, Ruthless Sword) – 1970; 89 hồi
  • Đổ cục hệ liệt 賭局系列 Du Ju Xi Lie (Gambling House Series) – 34 hồi
  • Lưu tinh, hồ điệp, kiếm, 流星. 蝴蝶. 劍 Liu Xing. Hu Die. Jian (Meteor. Butterfly. Sword) – 29 hồi
  • Danh kiếm phong lưu, 名劍風流 Ming Jian Feng Liu (The Sword and the Exquisiteness) – 40 hồi
  • Phi đao hựu kiến phi đao, 飛刀,又見飛刀 Fei Dao, You Jian Fei Dao (Flying Dagger, Again Meet Flying Dagger) – 12 hồi
  • Na nhất kiếm đích phong tình, 那一劍的風情 Na Yi Jian De Feng Qing (Swordplay) – 31 hồi
  • Phong linh trung đích đao thanh, 風鈴中的刀聲 Feng Ling Zhong De Dao Sheng (Wind Chimes and the Sound of Saber) – 25 hồi
  • Đại địa phi ưng, 大地飛鷹 Da Di Fei Ying (Flight of the Great Eagle)
  • Cô tinh truyện, 孤星传 Gu Xing Chuan (Lone Star Story)
  • Anh hùng vô lệ, 英雄無淚 Ying Xiong Wu Lei (Hero without Tears)
  • Hoán hoa tiển (tẩy) kiếm lục 浣花洗劍錄 Hua Xi Jian Lu (Sword Bathed in Flowers)
  • Hộ hoa linh, 護花鈴 Hu Hua Ling
  • Tuyệt đại song kiêu, 绝代双娇 Jue Dai Shuang Jiao (The Legendary Twins)
  • Kiếm khách hạnh 劍客行 Jian Ke Hang (Swordsman’s Honor)
  • Kiếm huyền lục 劍玄錄 Jian Xuan Lu (Legend of the Black Sword)
  • Tuyệt bất đê đầu 絕不低頭 Jue Bu Di Tou (The Proud)
  • Lục Tiểu Phụng hệ liệt, 陆小凤系列 Liu Xiao Feng Xi Lie (The Adventures of Liu Xiao Feng) – viết trong thời gian 1976 – 1981
    • Lục Tiểu Phụng truyền kỳ, 陆小凤传奇 Liu Xiao Feng Chuan Ji (The Legend of Liu Xiao Feng) – 1976
    • Tú hoa đại đạo, 繡花大盜 Xiu Hua Da Dao (Embroidery Bandit) – 1976
    • Tiền chiến hậu chiến, 決戰前後 Jue Zhan Qian Hou (Before and After the Duel) – 1976
    • Ngân câu đổ phường, 银钩赌坊 Yin Gou Du Fang (The Silver Hook Gambling House) – 1977
    • U Linh sơn trang, 幽靈山莊 You Ling Shan Zhuang (Stealth Mountain Village) – 1977
    • Phụng vũ cửu thiên, 鳳舞九天 Feng Wu Jiu Tian (The Phoenix Dances for Nine Days) – 1978
    • Kiếm thần nhất tiếu, 劍神一笑 Jian Shen Yi Xiao (Laughter of the Sword God) – 1981
  • Phiêu hương kiếm vũ 飄香劍雨 Piao Xiang Jian Yu (Fragrant Sword Rain)
  • Phiêu hương kiếm vũ tục 飄香劍雨續 Piao Xiang Jian Yu Xu (Fragrant Sword Rain Continued)
  • Tình nhân tiễn, 情人箭 Qing Ren Jian (Lover’s Arrow)
  • Cửu nguyệt ưng phi, 九月鷹飛 Jiu Yue Ying Fei (Nine Moons, Flying Eagle)
  • Thất chủng võ khí, 七种武器之 Qi Zhong Wu Qi Zhi (The Seven Weapon Series)
    • Trường sinh kiếm, 长生剑 Chang Sheng Jian (Immortal Sword)
    • Khổng tước linh, 孔雀翎 Kong Que Ling (Peacock Tail Feathers)
    • Bích ngọc đao, 碧玉刀 Bi Yu Dao (Jasper Saber)
    • Đa tình hoàn, 多情环 Duo Qing Huan Passionate Ties
    • Ly biệt câu, 离别钩 Li Bie Gou (Farewell, Enticement)
    • Bá vương thương, 霸王枪 Ba Wang Qiang (The Overlord’s Spear)
    • Quyền đầu, 拳頭 Quan Tou (Knucklehead)
  • Thất sát thủ, 七殺手 Qi Sha Shou (Seven Murderous Hands)
  • Thất tinh long vương, 七星龍王 Qi Xing Long Wang (Seven Star Dragon King)
  • Thất hồn dẫn, 失魂引 Shi Hun Yin (Guide to Lost Souls)
  • Biên thành lãng tử, 边城浪子 Bian Cheng Lang Zi (Bordertown Wanderer)
  • Tam thiếu gia đích kiếm, 三少爺的劍 San Shao Ye De Jian (Third Young Master’s Swords)
  • Thiên nhai minh nguyệt đao, 天涯明月刀 Tian Ya Ming Yue Dao (Midnight, Bright Moon, Saber)
  • Tương phi kiếm 湘妃劍 Xiang Fei Jian Madame Xiang’s Sword
  • Bạch ngọc lão hổ, 白玉老虎 Bai Yu Lao Hu (House of White Jade and Tigers) – 9 hồi
  • Tiêu thập nhất lang, 萧十一郎 Xiao Shi Yi Lang (The Eleventh Son)
  • Huyết anh vũ, 血鸚鵡 Xie Ying Wu (Blood Parrot)
  • Bích huyết tẩy ngân thương, 碧血洗银枪 Bi Xue Xi Yin Qiang (Silver Spear Cleansed in Blood), 1977 – 39 hồi