Đi đường lạ hay quen sẽ thấy ngắn hơn

Có khi nào bạn giật mình thốt ra: “Về đến nhà rồi à, nhanh thế!” sau một chuyến đi, mặc dù quãng đường đi và về là hoàn toàn giống nhau. Nhưng cũng có lúc, bạn lại cảm thấy đi mãi mà chả về đến nhà “Sao lâu thế nhỉ?”
Đây là một trạng thái tâm lý đã được nghiên cứu từ lâu, giải thích cho chúng ta cái ảo giác về cảm giác khoảng cách và thời gian đi đường của bộ não.

Đi đường lạ hay quen sẽ thấy ngắn hơn
Đi đường lạ hay quen sẽ thấy ngắn hơn

[toc]

Đi đường lạ sẽ thấy ngắn hơn

Càng đi quen một con đường, bạn càng thấy nó dài ra, nhà nghiên cứu Andrew Crompton khẳng định. Công trình của ông có thể lý giải tại sao những lộ trình quen thuộc hàng ngày lại tạo ra cảm giác đi mãi chẳng đến.
Các nhà khoa học thần kinh từ lâu đã biết rằng não bộ của chúng ta dở ẹc trong việc ước tính một khoảng cách, chẳng hạn 1 kilomét. Nhưng hầu hết các nghiên cứu về hiện tượng này đều được thực hiện trong những môi trường nhân tạo đơn giản, chẳng hạn, người ta đi bộ trên đường chăng dây trong phòng tập thể dục.
Andrew Crompton từ Đại học Manchester nước Anh đã muốn tìm hiểu xem chúng ta đánh giá khoảng cách trong thế giới thực như thế nào.
Ông đã yêu cầu 140 sinh viên kiến trúc (là sinh viên năm 1, 2 và 3) ước tính khoảng cách từ khu nhà học của họ trong trường đến những vị trí quen thuộc dọc theo một đường thẳng, tức là độ dài của tuyến đường mà họ đi tản bộ nhiều lần.
Kết quả là, số lần đi bộ trên đoạn đường này càng nhiều, các sinh viên càng đoán nó dài hơn. Nếu như nhóm sinh viên năm thứ nhất dự đoán tuyến đường dài trung bình khoảng 2 kilomét, thì nhóm năm thứ ba cho rằng nó phải đến 2,3 kilomét.
Kết quả này cũng phù hợp với những nghiên cứu khác, chẳng hạn khi di chuyển trong một thế giới ảo, người ta đánh giá vượt mức quãng đường đã đi qua.
Phát hiện mới còn ủng hộ những quan điểm cho rằng khoảng cách trở nên dài ra trong trí óc của chúng ta, vì qua thời gian, chúng ta bắt đầu nhận ra nhiều tiểu tiết hơn trên con đường này. “Khi các tiểu tiết được tích luỹ, khoảng cách trở nên mở rộng”, Crompton nói.
Để kiểm tra ý kiến đó, ông đã đưa một nhóm sinh viên tới Portmeirion, một ngôi làng Italy bé nhỏ trên bờ biển North Wales, nơi có các toà nhà lệch tâm nhỏ bé và sặc sỡ.
Sau khi đi bộ xung quanh điểm du lịch này, các sinh viên phỏng đoán một con đường trong ngôi làng dài 500 mét, gấp gần 3 lần so với chiều dài thực của nó. Cũng các sinh viên này đã ước tính một con đường dài 500 mét trong thành phố quen thuộc hơn và ít lệch tâm hơn là Manchester gấp 1,6 lần chiều dài thực.
Nghiên cứu có thể giúp giải thích cho một kinh nghiệm phổ biến lâu nay, rằng đi bộ tới một điểm đích đôi khi cảm thấy ngắn hơn là lúc đi về. Nó cũng có thể có ích cho các nhà thiết kế và những người quy hoạch đô thị, Crompton nói. Chẳng hạn các toà nhà hoặc các thị trấn có nhiều tiểu tiết hoặc sự bất đối xứng sẽ tạo ra cảm giác có không gian hơn là những thành phố bằng phẳng.

Đi đường quen sẽ thấy nhanh hơn

Đây còn gọi là hiệu ứng đường về, hiệu ứng này rất phổ biến, hầu hết ai trong chúng ta đều thường xuyên gặp phải nên có thể dễ dàng cảm nhận được.
Ban đầu, các nhà khoa học cho rằng “hiệu ứng đường về” (return trip effect) là do sự quen thuộc. Vì chúng ta đi qua cùng một tuyến đường và đã quen những cảnh vật xung quanh nên khi trở về nhà, chúng ta cảm thấy đi nhanh hơn. Tuy nhiên lý do này không thực sự chính xác vì người ta phát hiện ra rằng hiệu ứng này vẫn xảy ra với việc di chuyển bằng đường hàng không hay khi đi tuyến đường khác.
Để làm sáng tỏ nó, một nghiên cứu đã đưa ra được lời giải thích rằng: không phải chúng ta không căn được thời gian của một chuyến đi dài bao lâu, mà là do chúng ta không nhớ được nó dài mức nào. Đó là những gì các nhà nghiên cứu tìm ra được qua thử nghiệm với một số người tình nguyện. Họ sẽ cho những người thử nghiệm xem một đoạn video về một chuyến đi, sau đó yêu cầu họ đánh giá độ dài trong thực tế trên cả đường đi lẫn đường về. Các tình nguyện viên ước lượng đường đi mất khoảng 9 phút và đường về chỉ mất 7 phút. Giả thuyết về sự quen thuộc không hiện diện, khi mà thời gian ước tính đường về không khác nhau giữa hai đoạn đường về khác nhau. Chính sự mong đợi của những người tham gia thí nghiệm có ảnh hưởng nhất tới “hiệu ứng đường về”.
Đặc biệt hơn, khi mà một số người tham gia được thông báo rằng đường đi sẽ dài hơn đường về (dù không phải vậy), “hiệu ứng đường về” hoàn toàn biến mất.

Trong một nghiên cứu khác các tình nguyện viên đi bằng xe máy trên quãng đường đi và về. Ai cũng trải qua “hiệu ứng đường về” khi quay lại, trong số đó có cả những người đi đường khác về. Họ ước lượng đường đi tốn trung bình 44 phút, còn đường về chỉ có 37 phút, dù đoạn được không hề khác nhau.
Những con đường về khác giúp những khoa học nghiên cứu giả thuyết “quen thuộc” được sâu hơn, bởi lẽ những người đi đường về mới sẽ không hề có cảm giác quen thuộc. Nếu như nó đúng, những người tham gia sẽ cảm thấy đường về cũ sẽ nhanh hơn những người đi đường mới.

Các nghiên cứu nói trên cho thấy, cách cơ thể cảm nhận thời gian không phải dựa trên số giờ, số phút đã qua đi, mà là cách đánh giá dựa trên ký ức của chúng ta. Có hai giả thuyết được đưa ra, giả thuyết về sự quen thuộc và về sự mong đợi của bản thân chúng ta cho hiện tượng này.

  • Về sự “quen thuộc”, giống như những việc làm hàng ngày khiến ta tốn ít sức lực để hoàn thiện hơn những việc mới bắt tay vào làm, thì những quãng đường quen thuộc với chúng ta sẽ làm ta có cảm giác cần ít thời gian hơn để đi hết.
  • Về sự “mong đợi”, nếu như đường đi dài hơn chúng ta tưởng thì chúng ta cũng sẽ lại tưởng rằng, lại mong đợi rằng đường về sẽ “không còn dài đến thế”, và chính suy nghĩ ấy khiến ta thấy rằng đường về chẳng xa như mình đã nghĩ.

Các nhà khoa học kết luận rằng:

Hiệu ứng đường về bị ảnh hưởng bởi việc can thiệp vào sự mong đợi của chúng ta. Những người tham gia cảm thấy đường đi dài hơn dự kiến, họ sẽ nâng mức mong đợi trong quãng đường về hơn. Và khi so sánh với sự mong đợi quãng đường sẽ dài như vậy, thì họ sẽ cảm thấy đường về ngắn hơn nhiều”.

Tổng kết

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hai hiệu ứng kỳ lạ này từ tâm lý, cảm xúc… Vì vậy câu trả lời chính xác vẫn chưa đuọc tìm thấy, chúng ta cần những nghiên cứu cụ thể và chính xác hơn trong tương lai.